Ngày 4/2/2016, Hiệp định TPP chính thức được ký kết tại Auckland - New Zealand với sự góp mặt của tất cả 12 quốc gia thành viên, bao gồm 2 cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Sự kiện này được xem là một bước đi lớn của nền kinh tế toàn cầu. Vậy thực chất hiệp định TPP là gì? Tại sao lại có tầm quan trọng như thế?
Đại diện 12 nước gia nhập hiệp định TPP
TPP là gì
Hiệp định TPP hay còn gọi là Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TTP tiếng Anh viết tắt của Trans-Pacific Partnership), là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do nhằm mục đích hội nhập nền kinh tế các quốc gia thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Với vai trò quan trọng và tầm ảnh hưởng rộng lớn, TPP còn được xem như là "Hiệp Định Của Thế Kỷ 21".
Tính đến thời điểm chính thức ký kết hiệp định ngày 4/2/2016, TPP có tổng cộng 12 quốc gia thành viên, đó là: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Việt Nam, Australia, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada, Peru và Singapore.
Hiệp định TPP không đơn thuần chỉ là một FTA về tự do hóa thương mại khu vực, mà còn là một hiệp định toàn diện giải quyết các vấn đề mang tính thời sự và ý nghĩa xã hội sâu sắc như các tiêu chuẩn lao động và môi trường, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, minh bạch, mua sắm chính phủ...
Các nước thành viên TPP (2016)
Hiệp định TPP có hiệu lực khi nào
Mặc dù được chính thức ký kết vào ngày 4/2/2016, hiệp định TPP vẫn chưa có hiệu lực ngay. Buổi ký kết thực chất là sự xác nhận của các nước thành viên rằng đã hoàn toàn thống nhất với các điều khoản trong nội dung của hiệp định TPP. Sẽ có 2 năm để các quốc gia tiến hành thủ tục phê chuẩn Hiệp định theo quy định của pháp luật nước mình. Hiệp định TPP sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo sau cùng bằng văn bản về việc tất cả các Bên đã hoàn thành thủ tục pháp lý nội bộ.
Nội dung hiệp định TPP
Hiệp định TPP gồm có 30 chương , bao hàm các vấn đề sau:
HÀNG HÓA
|
DỊCH VỤ
|
LĨNH VỰC KHÁC
|
|
|
|
Trong đó các Chương quan trọng của hiệp định TPP doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý là:
- CHƯƠNG 3 Quy tắc và thủ tục xác định về Xuất xứ của Hàng hóa
- CHƯƠNG 7 Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch
- CHƯƠNG 8 Rào cản kỹ thuật về thương mại
- CHƯƠNG 18 Quyền sở hữu trí tuệ
- CHƯƠNG 19 Lao động
- CHƯƠNG 20 Môi trường
Xem chi tiết hoặc Tải về toàn văn hiệp định TPP (bản chính thức tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt của trung tâm WTO - VCCI) tại link sau: http://www.trungtamwto.vn/tpp/van-kien-hiep-dinh-tpp-va-cac-tom-tat
Thú vị với bản nhạc RAP về TPP do 1 doanh nghiệp Việt Nam đầu tư thực hiện
Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập TPP
Việt Nam được đánh giá sẽ đạt được các lợi ích lớn và lợi ích “cốt lõi” khi tham gia vào TPP:
- Lợi ích từ việc giảm thuế hàng nhập khẩu từ các nước TPP: các ngành hàng hưởng lợi ích nhiều nhất là May mặc , Da giày, Nông sản, Thủy hải sản và thủ công mỹ nghệ
- Tham gia TPP là cơ hội để Việt Nam gia nhập vào các chuỗi cung ứng của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới, cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn, không còn bị lệ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc và Đông Nam Á.
- Tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch cho Doanh nghiệp Việt Nam , nâng cao sức mạnh của doanh nghiệp.
- Cải thiện điều kiện lao động, nâng cao chuẩn mực hàng hóa dịch vụ, bảo vệ môi trường.
Cơ hội luôn đi kèm với thách thức, Bộ Công Thương đã đưa ra một số thách thức cơ bản dành cho Việt Nam khi gia nhập TPP như sau:
- Thách thức về thương mại hàng hóa: Bằng việc giảm trừ thuế xuất nhập khẩu về 0%, Việt Nam phải đối mặt với sức ép cạnh tranh lớn từ những mặt hàng như thịt lợn, thịt gà, sữa, ngô, đậu tương, nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc.
- Thách thức về việc điều chỉnh và hoàn thiện các quy định Pháp Luật về thương mại, đấu thầu, đầu tư, sở hữu trí tuệ, môi trường, lao động để thực thi có hiệu quả các cam kết trong TPP.
- Thách thức về mặt xã hội, cạnh tranh gay gắt từ TPP có thể đưa nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí phá sản, nhất là những doanh nghiệp có còn lệ thuộc vào sự bao cấp của nhà nước, các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu... dẫn tới nguy cơ gia tăng tỷ lệ người lao động thất nghiệp. Tuy nhiên, hầu như Việt Nam không mắc phải sự cạnh tranh trực tiếp từ các nước trong TPP, nên ngoại trừ một số ít ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp, dự kiến rằng các tác động này có quy mô không đáng kể và chỉ mang tính cục bộ và ngắn hạn.
Nguồn tham khảo:
Wiki
Bộ Công Thương
VCCI
Với niềm tin rằng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tìm được con đường phát triển tươi sáng hơn bằng việc xuất khẩu được hàng hóa chất lượng sang các thị trường phát triển là Hoa Kỳ và các nước TPP, Sàn giao dịch TMĐT B2B NOCNDEAL ra đời như một giải pháp mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp Việt trong thời hội nhập TPP, bởi vì:
+ NOCNDEAL tạo cơ hội kết nối giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp các quốc gia thành viên TPP, đặc biệt là Mỹ.
+ NOCNDEAL là 1 sàn giao dịch thương mại điện tử B2B duy nhất tại Việt Nam tập trung những sản phẩm chất lượng đẳng cấp TPP. Các thành viên tham gia sàn được đội ngũ chuyên môn hõ trợ tư vấn về các yêu cầu và quy trình đăng ký tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm, đảm bảo sản phẩm đáp ứng yêu cầu TPP để được giảm trừ thuế xuất khẩu
+ NOCNDEAL với tiện ích cửa hàng trực tuyến E-Store được thiết kế thẩm mỹ và tinh tế, giúp doanh nghiệp dễ dàng tạo một gian hàng trưng bày Online riêng, tăng sự chuyên nghiệp và đẳng cấp cho sản phẩm.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ Hotline (+84) 8382 01386
Website: www.NOCNDEAL.com
TPP TAG:
- tpp gồm những nước nào
- các nước thành viên tpp
- tpp là gì
- hiệp định tpp
- tpp hiệp định
- hiệp định tpp là gì
- tpp là gi
- hiệp định thương mại tpp
- các nước tpp
- tpp la gi
- hiệp ước tpp
- tpp và việt nam
- hiệp định tpp cơ hội và thách thức
- hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
- gia nhập tpp
- cac nuoc tham gia tpp
- việt nam và tpp